Danh mục khóa học

Fanpage

Văn bản pháp luật

Dịch vụ đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc
Văn bản pháp luật 1

Tính cấp thiết của việc đào tạo an toàn lao động thời buổi hiện nay

Trong năm 2015, cả nước đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 7.785 người bị nạn (trong đó, 79 vụ có 2 người bị nạn trở lên), 666 người chết, 1.704 người bị thương. Bức tranh toàn cảnh về tình hình TNLĐ khiến nhiều người giật mình.
chứng chỉ an toàn lao động

Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng

 
Nhiều vụ TNLĐ chết người thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Điển hình là vụ tai nạn do sập giàn giáo tại dự án Formosa - Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), làm 13 người chết, 29 người bị thương.
 
Nguyên nhân TNLĐ có nhiều song chính sự tắc trách của chủ thầu thi công trong quá trình tư vấn giám sát an toàn lao động (ATLĐ) và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận nhỏ người lao động (NLĐ) đã để lại nhiều hệ lụy. Không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho NLĐ, đặc biệt là phớt lờ các quy định về ATLĐ trong tổ chức thi công, không có chứng chỉ an toàn lao động, rõ ràng nhiều doanh nghiệp (DN) đã đẩy NLĐ vào thế phải đối diện với những rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của bản thân.
 
Khi TNLĐ xảy ra, chủ sử dụng lao động phải gánh chịu không ít thiệt hại do tốn kém chi phí y tế, giám định thương tật, bồi thường, trợ cấp cho nạn nhân… Bên cạnh đó, uy tín và hình ảnh của DN cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải khắc phục hậu quả, phục vụ điều tra nguyên nhân gây tai nạn. Đã có rất nhiều vụ TNLĐ được khởi tố song vẫn chưa đủ sức răn đe các DN chưa coi việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động về ATLĐ là trách nhiệm. Hành vi ấy của DN cũng được xem là thiếu trách nhiệm với sức khỏe, đặc biệt là tính mạng NLĐ.
 
Khi TNLĐ xảy ra, chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là NLĐ. Thực tế, NLĐ không những bị tổn hại về tính mạng hoặc sức khỏe, khả năng làm việc mà gia đình của họ cũng gặp khốn khó do mất người thân hoặc mất trụ cột lao động trong nhà, dẫn đến cuộc sống bị đảo lộn, thu nhập giảm sút và có thể rơi vào tình trạng đói nghèo. Anh Phạm Văn Sơn, một công nhân bị cụt 2 tay trong một vụ TNLĐ tại TP HCM, bày tỏ: “Bị TNLĐ và rơi vào cảnh tàn phế, tôi phải mất nhiều năm mới lấy lại được sự thăng bằng về tâm lý. Nếu không có gia đình, người thân động viên và ý thức vươn lên của bản thân, tôi khó lòng vượt qua cú sốc về tinh thần”.
 
Rõ ràng, TNLĐ không chỉ gây thiệt hại về vật chất cho DN mà còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Theo các chuyên gia về ATLĐ, để hạn chế tối thiểu số vụ TNLĐ, ngoài tăng cường tuyên truyền, các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các DN cố tình không thực hiện quy định của pháp luật về ATLĐ.
 
“Bản thân NLĐ phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, đặc biệt là kiên quyết từ chối làm việc nếu thấy điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn” - ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, lưu ý.

Xem thêm: 
Cấp chứng chỉ an toàn lao độngKhóa học chứng chỉ an toàn lao động

Đăng ký qua email